Thao diễn chiến đấu Eurofighter_Typhoon

Sự tổng hợp của các tính năng như sự nhanh nhẹn, khả năng thao diễn, tàng hình và hệ thống điện tử hiện đại khiến Typhoon trở thành một trong những loại máy bay chiến đấu có năng lực cao nhất đang hoạt động hiện tại.[cần dẫn nguồn] So với các đối thủ, buồng lái và giao tiếp người/máy của Typhoon được tuyên bố là rất hiện đại[cần dẫn nguồn], giúp giảm bớt nhiều khối lượng công việc của phi công. Buồng lái Typhoon được phát triển dựa trên các kiểu buồng lái kính tiên tiến trước đó từng được áp dụng trên những loại máy bay F/A-18 HornetMirage 2000, vẻ ngoài tương tự nhau nhưng làm việc hiệu quả hơn với những hoạt động tự động không cần sự can thiệp của phi công. Thiết bị HOTAS quy ước đang ở giai đoạn khái niệm được tăng cường bằng một hệ thống nhập dữ liệu tiếng nói trực tiếp cho phép phi công thực hiện các quy trình lựa chọn phương thức hoạt động và nhập dữ liệu bằng giọng nói.

Eurofighter Typhoon thuộc Không quân Hoàng gia Anh đang trình diễn tại Triển lãm hàng không Farnborough, 2006

Tính năng thao diễn chiến đấu của Typhoon, đặc biệt khi so sánh với chiếc F-22A Raptor mới và loại máy bay chiến đấu F-35 đang ở giai đoạn phát triển tại Hoa Kỳ cùng chiếc Dassault Rafale được phát triển tại Pháp, đã trở thành chủ đề của nhiều cuộc nghiên cứu. Tuy việc đưa ra một sự đánh giá có mức độ tin cậy cao là không thể với những thông tin hiện có, nhưng vẫn có một cuộc nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu và Đánh giá Quốc phòng (DERA) so sánh chiếc Typhoon với những chiếc máy bay chiến đấu hiện nay. Trong cuộc nghiên cứu này, Typhoon xếp thứ hai chỉ sau chiếc F-22A trong thao diễn chiến đấu.

Tháng 3 năm 2005, Tổng tham mưu trưởng Không lực Hoa Kỳ Tướng John P. Jumper, khi ấy là người duy nhất đã điều khiển cả Eurofighter Typhoon và Raptor, đã phát biểu với Air Force Print News về hai chiếc máy bay đó. Ông cho rằng "Eurofighter vừa nhanh nhẹn vừa tinh vi, nhưng vẫn khó để so sánh với F/A-22 Raptor. Chúng là những kiểu máy bay khác nhau để so sánh; nó giống như việc yêu cầu chúng ta so sánh một chiếc xe đua NASCAR với một chiếc Công thức 1. Chúng đều đáng chú ý theo những cách khác nhau, nhưng chúng được thiết kế ở những mức độ khác nhau để so sánh".

Tháng 6 năm 2005, Scotland on Sunday đã thông báo rằng, khi bị hai chiếc F-15E Strike Eagle của Không lực Hoa Kỳ 'tấn công', một chiếc Eurofighter bằng kiểu bay đảo thoát 'Case White' đã thoát khỏi tầm tấn công và "bắn hạ chúng" (ví dụ, có được khoảng thời gian khóa radar đủ dài để bắn tên lửa chính xác, giống như trong chiến đấu thực sự). Nói chung mọi người thừa nhận rằng tính năng thao diễn của Eurofighter Typhoon tốt hơn nhiều so với loại F-15C/D, biến thể máy bay giành ưu thế trên không hiện nay của F-15.

Tuy Typhoon không có kỹ thuật tàng hình mọi khía cạnh như F-22A, thiết kế của nó thực sự có tích hợp một số tính năng hạn chế khả năng bị thám sát. Tính năng hạn chế thám sát radar này của Typhoon hiện đang được bảo mật. Chức năng thám sát và theo dõi mục tiêu hồng ngoại bị động (không đối không và không đối đất) do PIRATE (Thiết bị Thám sát Máy bay Hồng ngoại Bị động) đảm nhiệm, chúng đồng thời hỗ trợ hoa tiêu và hạ cánh.

Typhoon có khả năng duy trì bay siêu tốc mà không cần sử dụng các buồng đốt lần hai. F-22A là chiếc máy bay đang hoạt động duy nhất khác có khả năng bay siêu tốc này. Theo EADS, tốc độ tối đa có thể đạt được khi không sử dụng buồng đốt lần hai là Mach 1.5 cái mà EF GmbH coi là một định dạng thiết kế 'sạch' — ví dụ, không sử dụng các bình dầu phụ mà mang theo bốn BVRAAM và hai IR AAM. (Tính năng bay siêu tốc sẽ giảm còn Mach 1.3 khi trang bị đủ tất cả các loại vũ khí không đối không, gồm cả các bình dầu phụ). Khả năng bay siêu tốc của Rafale đã được miêu tả là đạt tới cực điểm với loại động cơ hiện thời (máy bay không thể thao diễn khả năng này trong lần bay đánh giá tại Singapore), tuy theo so sánh F-22 có thể bay siêu tốc thậm chí còn nhanh hơn với đầy đủ các loại vũ khí ở khoang trong[cần dẫn nguồn].

Cánh mũi, vật liệu chế tạo nhẹ (>70% composite sợi carbon) và thiết kế vốn đã chú trọng cao độ tới sự phù hợp khí động học với hệ thống điều khiển số bốn kênh tín hiệu mang lại cho máy bay sự ổn định cao, cho phép duy trì sự nhanh nhẹn cả ở tốc độ siêu âm và tốc độ thấp. Hệ thống fly-by-wire được miêu tả là "hoàn hảo" khi có thể ngăn phi công thực hiện các động tác bay vượt quá giới hạn.

Năm 2002 MBDA Meteor đã được lựa chọn làm loại tên lửa không đối không tầm xa trang bị cho Eurofighter Typhoon. Vì những chậm trễ trong quá trình phát triển Meteor, Typhoon sẽ được tạm thời trang bị các tên lửa Raytheon AMRAAM. Thời gian dự kiến đưa vào sử dụng hiện nay của Meteor là tháng 8 năm 2012.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Eurofighter_Typhoon http://www.airbus.com/content/dam/corporate-topics... http://baesystems.com/newsroom/2006/Nov/151106news... http://www.eads.com/1024/en/businet/defence/milita... http://www.eurofighter.com/ http://www.eurofighter.com/news/article258.asp http://www.ndtv.com/article/india/eurofighter-typh... http://www.flug-revue.rotor.com/FRNews1/FRNews07/F... http://www.theguardian.com/world/2010/feb/05/bae-a... http://www.youtube.com/watch?v=QoVGz9xai1M http://www.spiegel.de/international/business/inves...